Viêm đa khớp dạng thấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm đa khớp dạng thấp là tình trạng khớp bị viêm, sưng và đỏ, xảy ra đối xứng ở hai bên của cơ thể như hai khớp gối hoặc hai khớp tai.Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh viêm đa khớp dạng thấp, nguyên nhân cũng như cách điều trị dành cho bệnh này.

Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh gì?

Viêm đa khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn bị rối loạn và bắt đầu tấn công lên các mô của cơ thể. Tình trạng này ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của khớp, không chỉ gây sưng đau, nóng, đỏ mà còn có thể dẫn đến bào mòn xương và biến dạng khớp.Phần lớn, những tổn thương mà bệnh viêm đa khớp dạng thấp gây ra thường đối xứng ở cả hai bên như là ở hai khớp tay, hai khớp bàn chân hay hai khớp gối. Sự đối xứng này giúp phân biệt bệnh với các loại viêm khớp khác. Thời gian dài, những tổn thương này có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể từ mắt đến tim, phổi hoặc các mạch máu.Một vài nghiên cứu cho thấy bệnh thường phổ biến ở những người đang trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi, đặc biệt là ở nữ giới, những người đang trong thời gian thai kỳ.

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đa khớp dạng thấp:

  • Khớp mềm, ấm, sưng
  • Các khớp bị cứng khi không hoạt động
  • Mệt mỏi, sốt và chán ăn

Một nghiên cứu cho thấy, khoảng 40% những người bị viêm khớp dạng thấp cũng gặp các dấu hiệu và triệu chứng không liên quan đến khớp mà ảnh hưởng đến các bộ phận khác như:

  • Da
  • Đôi mắt
  • Phổi
  • Tim
  • Thận
  • Tuyến nước bọt
  • Mô thần kinh
  • Tủy xương
  • Mạch máu

Những dấu hiệu và triệu chứng trên thường giống nhau trong các giai đoạn tiến triển của bệnh nhưng sẽ khác nhau về mức độ nghiêm trọng.

Các giai đoạn viêm đa khớp dạng thấp

viêm đa khớp dạng thấp

Nhìn chung, bệnh diễn ra trong bốn giai đoạn và mỗi giai đoạn sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.

Giai đoạn I

Giai đoạn đầu của viêm đa khớp dạng thấp sẽ xảy ra tình trạng tổn thương các lớp niêm mạc khớp (hay còn gọi là bao hoạt dịch), gây viêm bên trong khớp, làm các mô bị sưng lên.

Giai đoạn II

Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn trung bình. Khi đó, các lớp niêm mạc bị viêm sẽ gây ra tổn thương cho các sụn khớp. Sụn là mô bao phủ phần cuối của xương tại vị trí của khớp, khi bị tổn thương, có thể dẫn đến phạm vi chuyển động của các khớp bị hạn chế.

Giai đoạn III

Giai đoạn này được coi là nghiêm trọng vì các tổn thương không chỉ ở sụn khớp mà còn lan rộng đến xương. Những lớp đệm giữa xương có thể bị bào mòn, tăng sự cọ xát giữa các xương với nhau. Tình trạng này có thể gây đau và sưng nhiều hơn giai đoạn II vì xương bị tổn thương, một số trường hợp có thể bị biến dạng xương.

Giai đoạn IV

Ở giai đoạn này, các khớp sẽ không còn hoạt động được hoặc có thể bị phá hủy. Đây là giai đoạn cuối của viêm đa khớp dạng thấp, các xương có thể hợp nhất lại với nhau, gây ra chứng xương kết hợp.

Nguyên nhân viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của tấn công màng hoạt dịch bao quanh khớp. Quá trình này dẫn đến tình trạng bao hoạt dịch bị dày lên và gây viêm. Nguy hiểm hơn là các gân và dây chằng giữa các khớp với nhau bị yếu đi và căng ra, làm cho các khớp mất hình dạng và liên kết, gây khó khăn trong việc đi lại và vận độngHiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác cho tình trạng này nhưng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng viêm đa khớp dạng thấp có liên quan đến gen di truyền. Mặc dù, gen không thực sự gây bệnh nhưng nó lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường - chẳng hạn như nhiễm một số loại vi rút và vi khuẩn - có thể gây ra bệnh.

Điều trị viêm đa khớp dạng thấp

1. Dùng thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp

viêm đa khớp dạng thấp

Nhiều loại thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp có thể giúp giảm đau, sưng và viêm khớp như:

  • Thuốc giảm đau kháng viêm, như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen
  • Thuốc giảm đau dùng để bôi lên da
  • Corticosteroid, như prednisone
  • Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs)
  • Thuốc sinh học Abatacept, Adalimumab

2. Các biện pháp hỗ trợ

  • Vận động: Các chuyên gia khuyên rằng thời gian lý tưởng nhất để mọi người dành cho tập luyện là 150 phút mỗi tuần như đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính khác như bệnh tim, tiểu đường và trầm cảm.
  • Ngừng hút thuốc: Hút thuốc có thể làm cho việc duy trì hoạt động thể chất trở nên khó khăn hơn và làm cho bệnh lý tiến triển nặng hơn.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Béo phì có thể gây ra nhiều vấn đề cho người bị viêm đa khớp dạng thấp.

3. Chế độ ăn cho người viêm đa khớp dạng thấp

Một số gợi ý trong vấn đề dinh dưỡng dành cho người đang gặp phải tình trạng này gồm:

  • Dầu ô liu
  • Ăn nhiều trái cây và rau
  • Các loại ngũ cốc nguyên cám
  • Các loại cá giàu omega -3 như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích
  • Giảm tiêu thụ đường tinh chế
  • Tránh những thực phẩm chế biến sẵn như thịt hoặc thực phẩm có chất bảo quản hóa học
viêm đa khớp dạng thấp

Nguồn tham khảo: https://flexsa.vn/viem-da-khop-dang-thap-trieu-chung-nguyen-nhan-cach-dieu-tri