Tổn thương sụn khớp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sụn khớp (hay gọi tắt là sụn) là mô liên kết trong suốt vừa cứng vừa mềm có độ đàn hồi, được tìm thấy nhiều nơi trên cơ thể. Tuy nhiên, sụn khớp rất dễ tổn thương do nhiều nguyên nhân gây ra. Để hiểu rõ hơn tổn thương sụn khớp có những triệu chứng nào, cũng như nguyên nhân và cách điều trị, mời bạn theo dõi bài viết này nhé!

Triệu chứng tổn thương sụn khớp

Triệu chứng tổn thương sụn khớp 1

Tổn thương sụn khớp thường xảy ra ở đầu gối, đôi khi cổ tay, khuỷu tay, cô chân, vai cũng gặp phải. Khi bị tổn thương sụn khớp những triệu chứng người bệnh thường gặp phải như:

  • Đau khớp: tình trạng này có thể kéo dài, nó diễn ra ngay khi bạn nghỉ ngơi và sẽ nặng hơn khi lực tác động vào khớp hoặc khớp chịu một áp lực lớn.
  • Viêm, sưng: khi khớp của bạn có dấu hiệu sưng và ấm hơn những vùng kháng trong một thời gian.
  • Cứng khớp, cảm giác nhói như kim châm: những triệu chứng này thỉnh thoảng xảy ra.

Những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện khi bị bong gân. Trong trường hợp nghiêm trọng, những mảnh sụn bị gãy và khóa khớp. Điều này có thể làm chảy máu trong khớp, xuất hiện những vết bầm và khớp sẽ đau nhức hơn. Do đó, nếu có triệu chứng kéo dài hoặc nghiệm trọng bạn nên đi kiểm tra chúng nhé.

Các nguyên nhân gây tổn thương sụn khớp

Nguyên nhân tổn thương sụn khớp 2
  • Tác động mạnh lên khớp: trong trường hợp bạn bị va chạm mạnh từ vụ tai nạn, té ngã, hoặc vật nặng tác động trực tiếp lên khớp gối. Những người chơi thể thao có nguy cơ tổn thương khớp gối cao hơn, đặc biệt những môn có thể va chạm giữa các vận động viên như bóng bầu dục, bóng đá, đấu vật.
  • Căng khớp gối: đây là trường hợp khớp gối bị tổn thương do một số vấn đề của cơ thể như béo phì. Theo một số nghiên cứu, những người béo phì có khả năng tổn thương sụn khớp, rách sụn khớp gối hơn những người có cân nặng bình thường vì chân bạn phải chịu hầu như tất cả trọng lượng cơ thể. Tình trạng này, khiến căng khớp gối dễ dẫn đến tình trạng tổn thương sụn khớp. Ngoài ra những người thường bê đồ nặng cũng tác động đến khớp gối, dễ gây tổn thương.
  • Ít vận động: điều này khiến phần sụn khớp không khỏe mạnh nó cũng tương tự dây sên xe đạp lâu ngày không chạy vậy. Chúng khiến khớp bị căng cứng, từ đó tổn thương sụn khớp.

Tổn thương sụn khớp gây ra biến chứng gì?

Sụn khớp có một số chức năng quan trọng đối với bản thân chúng ta như:

  • Hoạt động như một tấm đệm giữa các khớp, giảm ma sát, hỗ trợ khi chạy, uốn dẻo, vươn vai.
  • Liên kết các xương với nhau
  • Cấu tạo nên một vài bộ phận
  • Hỗ trợ thời kỳ đầu phát triển xương của

Với những chức năng tuyệt vời của sụn, tổn thương sụn khớp gây ra những vấn đề sau:

  • Tổn thương đàn hồi khớp
  • Đau nhức thường xuyên nhất là khi thời tiết thay đổi
  • Ở mức độ nặng sẽ không thể đi lại, cơn đau ngày một tồi tệ hơn

Chẩn đoán tổn thương sụn khớp

Việc phân biệt sự khác nhau giữa tổn thương sụn khớp tổn thương sụn khớp và bong gân hay tổn thương dây chằng là không dễ dàng vì triệu chứng khá giống nhau. Vì thế để chẩn đoán vấn đề về sụn khớp, bác sĩ sẽ kiểm tra thông qua các xét nghiệm chẩn đoán sau:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): đây là kiểm tra với thiết bị sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể. Phương pháp này là phương pháp hữu ích trong việc chẩn đoán, tuy nhiên vẫn có những trường hợp MRI vẫn không phát hiện được phần sụn bị tổn thương.
  • Nội soi khớp: đây là kỹ thuật hiện đại, ống kính soi quang học sẽ được đưa vào bên trong khớp gối để có thể nhìn rõ toàn bộ các cấu trúc bên trong khớp. Từ đó, phát hiện những vấn đề của khớp và điều trị kịp thời.

Cách điều trị tổn thương sụn khớp

Điều trị tổn thương sụn khớp 3

Hai cách phổ biến để điều trị khi sụn khớp bị tổn thương là phương pháp không phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật:Phương pháp không phẫu thuật: ở một số trường hợp bệnh nhân đáp ứng được các yêu cầu điều trị không phẫu thuật, các phương pháp điều trị có thể là:

  • Các bài tập trị liệu
  • Chườm đá
  • Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
  • Tiêm steroid

Phương pháp phẫu thuật: khi bệnh nhân không đáp ứng được điều kiện điều trị của phương pháp khác, thì sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương cũng như độ tuổi và sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật hiệu quả.Thời gian luôn song hành với mỗi người từ khi sinh ra và già đi. Cùng với nó sẽ xuất hiện những dấu hiệu của lão hóa, bệnh tật và tổn thương sụn khớp cũng là những vấn đề đi cùng thời gian. Bạn không thể thay đổi hay níu kéo thanh xuân, tuy nhiên bạn có thể hạn chế tình trạng này với lối sống khỏe mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh tật.

Thuốc flexsa 1500

Nguồn tham khảo: https://flexsa.vn/ton-thuong-sun-khop-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri