Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp hay viêm xương khớp là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng ở lớp trẻ, đặc biệt là đối tượng làm công việc văn phòng. Nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều hệ quả khôn lường.

Chính vì là vấn đề liên quan đến khớp, nên bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến một số nơi trên cơ thể như hông, vai hoặc tay, nhưng nhiều nhất vẫn là ở đầu gối do vị trí này thường xuyên phải chịu áp lực để giữ cơ thể đứng vững và di chuyển.

May mắn thay, thoái hóa khớp ngày càng dễ điều trị hơn, đặc biệt là khi được chẩn đoán sớm trong giai đoạn đầu. Để rõ hơn, mời bạn cập nhật những thông tin hữu ích liên quan trong bài viết sau nhé!

Giải đáp thắc mắc bệnh thoái hóa khớp là gì

Thoái hóa khớp (Osteoarthritis hay Degenerative arthritis) là thuật ngữ diễn tả sự tổn thương của sụn khớp và xương dưới sụn. Xét về mặt cấu trúc trong cơ thể, khớp là điểm kết nối vật lý giữa các xương với nhau. Khớp chứa nhiều mô liên kết, dây chằng, gân và đặc biệt là sụn bao bọc lấy phần đầu xương, giúp cho khớp trơn tru, dễ dàng vận động, chịu được sức nén.

Ngoài ra, còn có sự tham gia của dịch khớp đóng vai trò như lớp chất nhầy đóng vai trò bôi trơn và giảm xóc cho khớp khi vận động.

Với tình trạng thoái hóa khớp, lớp sụn dần bị mài mòn, mất khả năng tái tạo. Một số trường hợp có kèm theo phản ứng viêm và giảm lượng dịch khớp. Lâu dần, lớp sụn bị thoái hóa, biến dạng, giảm mật độ khoáng, đồng thời xuất hiện các vết nứt. Khi đó, việc di chuyển sẽ khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau, tạo nên cảm giác đau đớn cho người bệnh.

Các giai đoạn thoái hóa khớp

Tình trạng này là sự lão hóa có tính quy luật theo thời gian khiến các bộ phận của khớp bị tổn thương. Theo đó, có 4 giai đoạn tiến triển của bệnh bao gồm:

1. Giai đoạn 1

Giai đoạn này được xem là ít nghiêm trọng nhất. Quan sát trên ảnh chụp X – quang có thể nhận thấy phần khe khớp gần như bình thường, sụn chưa bị bào mòn nhiều nên người bệnh thường ít hoặc thậm chí không cảm thấy đau ở vùng bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân vẫn có thể đi lại bình thường, trừ những trường hợp vận động quá mức mới cảm thấy đau nhức. Nếu được chẩn đoán trong giai đoạn này, người bệnh cần thay đổi lối sống, chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng để làm chậm quá trình thoái hóa.

2. Giai đoạn 2

đau khớp tiến triển nặng

Đây là giai đoạn bắt đầu có sự tiến triển về bệnh. Khi chụp X – quang sẽ thấy rõ hình ảnh của gai xương, khe khớp hẹp nhưng lớp sụn vẫn chưa bị tổn thương nhiều. Phần sụn vẫn được cung cấp đầy đủ dịch khớp để các đầu xương hoạt động mượt mà.

Tuy nhiên, người bệnh trong giai đoạn này vẫn cảm thấy đau khi vận động nhiều, cơn đau sẽ dần thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Ngoài ra còn có hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng hoặc khi thời tiết trở lạnh.

Bệnh nhân lúc này cần phải thận trọng để tránh những ảnh hưởng xấu làm đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp. Để kiểm soát cơn đau, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc hoặc phối hợp với vật lý trị liệu.

3. Giai đoạn 3

Bước vào giai đoạn này, những tổn thương của sụn khớp đã bắt đầu tiến triển rõ rệt. Vùng bị ảnh hưởng dần thu hẹp, xuất hiện nhiều gai xương với kích thước vừa phải, lớp sụn bọc đầu xương bị bào mòn nhiều, ngoài ra còn có khả năng xuất hiện biến dạng bề mặt khớp ở xương dưới sụn.

Chính vì điều này mà bệnh nhân hầu như thấy đau và khó chịu khi đi lại, vận động. Người bệnh thoái hóa khớp giai đoạn 3 cần sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, một vài loại theo toa, thậm chí trong trường hợp nặng nếu cần thiết có thể phải tiêm hyaluronic.

4. Giai đoạn 4

viêm xương khớp

Là giai đoạn nghiêm trọng nhất của viêm xương khớp. Lúc này, khe khớp đã hẹp nhiều, phần sụn gần như biến mất hoàn toàn hoặc chỉ còn sót lại rất ít, dịch khớp giảm gây hiện tượng ma sát giữa hai đầu xương khiến người bệnh thấy đau nhức vô cùng, thậm chí không thể đi lại được.

Nếu như phương pháp điều trị nội khoa không cho hiệu quả khả quan, người bệnh có thể phải trải qua phẫu thuật thay khớp.

Triệu chứng thoái hóa khớp ở các vị trí

Vừa rồi là những thông tin về thoái hóa khớp là gì, cũng như những giai đoạn tiến triển của bệnh. Trên thực tế, tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ loại khớp nào trong cơ thể. Theo đó, những khu vực thường bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm: đầu gối, háng, ngón tay, bàn tay, thắt lưng, cổ, chân và gót chân kèm theo những dấu hiệu điển hình như:

  • Đau nhức

Cơn đau có thể diễn ra trong hoặc sau khi vận động với mức độ nặng dần về đêm hoặc sáng sớm khi thức dậy. Đôi khi di chuyển, người bệnh còn có thể lắng nghe được âm thanh “lạo xạo” đặc biệt là ở khớp gối. Hơn nữa, những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi, bạn cũng sẽ thấy đau nhức và khó chịu nhiều hơn.

  • Cứng khớp

Suốt quá trình ngủ, vì không cử động nên người bệnh sẽ gặp vấn đề cứng khớp vào buổi sớm. Hãy yên tâm rằng triệu chứng này sẽ thuyên giảm nếu bạn xoa bóp, vận động vài phút.

  • Hạn chế vận động

Nếu thoái hóa khớp xảy ra ở bàn chân, thường ngón chân cái bị cứng hoặc cong vẹo khiến việc di chuyển trở nên khó khăn.

Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp bạn cần biết

Theo các chuyên gia, những lý do phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này bao gồm:

1. Tuổi tác

Viêm xương khớp thường bắt đầu xuất hiện từ sau tuổi 40. Bởi lẽ, ở lứa tuổi này khả năng tái tạo và sản sinh các tế bào sụn giảm dần, cơ thể cũng không còn tự tiết dịch nhờn để bôi trơn các khớp. Hơn nữa, đây cũng là độ tuổi cơ thể bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa kèm theo những thay đổi bất lợi cho cơ thể như cơ bắp yếu, tăng cân.

2. Giới tính

Giới tính cũng là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp. Nhìn chung, nữ giới có nguy cơ gặp phải bệnh lý này hơn so với đàn ông nhất là sau khoảng 55 tuổi.

3. Béo phì

béo phì gây thoái hóa khớp

Việc thừa cân làm gia tăng trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp, đặc biệt là phần đầu gối và háng, lâu dần sẽ dẫn đến tổn thương và thoái hóa.

4. Chấn thương khớp

Một chấn thương lớn (chẳng hạn như ngã, tai nạn lao động, chấn thương khi chơi thể thao) tác động lên khớp cũng dễ gây thoái hóa bộ phận này. Ngoài ra tư thế không đúng hoặc vận động quá sức (khiêng vác nặng, đi cầu thang nhanh) cũng tác động gây tổn thương phần sụn khớp.

5. Dị dạng bẩm sinh về khớp

Người sinh ra có khớp bất thường do bẩm sinh hoặc xảy ra vào lúc trẻ cũng dễ dẫn đến thoái hóa khớp với mức độ nghiêm trọng hơn bình thường.

6. Yếu tố di truyền

Bệnh thoái hóa khớp có thể xuất hiện ở những đối tượng mà người thân trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ của họ cũng mắc bệnh này.

7. Các loại bệnh về khớp khác

Đôi khi viêm xương khớp còn là kết quả của những tổn thương đến từ một vấn đề về khớp khác, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gút.

Bên cạnh những nguyên do trên, vẫn có những yếu tố nguy cơ tác động trực tiếp đến tình trạng này chủ yếu nhất là thời tiết và chế độ dinh dưỡng:

  • Thời tiết

Nhiều bệnh nhân bị viêm xương khớp thường nhận thấy sự thay đổi thời tiết khiến cơn đau của họ thêm tệ hơn, nhất là khi áp suất khí quyển giảm (chẳng hạn ngay trước khi trời mưa). Mặc dù, thời tiết có thể ảnh hưởng đến triệu chứng thoái hóa khớp của bạn, nhưng nó không phải là nguyên nhân đưa đến tình trạng này.

  • Chế độ dinh dưỡng

Một số người cũng cho biết nhiều loại thực phẩm có khả năng làm tăng hoặc giảm cơn đau cùng vài triệu chứng khác của viêm xương khớp. Theo đó, nếu thực đơn hằng ngày thiếu hụt hai dưỡng chất là canxi và chondroitin thì quá trình thoái hóa càng bị đẩy nhanh hơn nữa.

Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp

Mục tiêu của điều trị viêm xương khớp tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát triệu chứng của bệnh. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà phương pháp điều trị có thể khác nhau.

1. Điều trị không dùng thuốc

Cách này chủ yếu dựa trên những hoạt động giúp thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng đau nhức khớp bao gồm: tập thể dục nhằm làm tăng sự dẻo dai và phòng ngừa tình trạng khô cứng khớp; giảm cân và ngủ đủ giấc.

2. Sử dụng thuốc

dùng thuốc giảm đau bệnh thoái hóa khớp

Trường hợp cơn đau nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định một vài loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, aspirin. Nếu tình huống nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ cân nhắc phối hợp thuốc giảm đau với thuốc kháng viêm, hoặc tiêm corticoid nội khớp.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bất kể là gì đi chăng nữa cũng phải có sự chỉ định rõ ràng của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc dùng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

3. Điều trị ngoại khoa

Một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp được áp dụng trong trường hợp này bao gồm nội soi, đục xương, nắn chỉnh trục khớp. Một khi những triệu chứng có chuyển biến xấu như biến dạng, khớp cứng không cử động được hoặc thoái hóa khớp kèm viêm bao hoạt dịch, người bệnh có thể được phẫu thuật thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp.

4. Một số phương pháp khác

giảm đau xương khớp bằng phương pháp Đông Y

Ngoài những cách điều trị thoái hóa khớp trên, hiện nay nhiều người cũng tìm đến nhiều bài thuốc Đông Y, đồng thời kết hợp thêm các biện pháp châm cứu, bấm huyệt, massage để giảm bớt cơn đau khó chịu.

Khi chọn phương pháp này, người bệnh nên đến những nơi có chuyên môn, được Bộ Y tế Việt Nam công nhận để tránh những rủi ro về sức khỏe.

[cta_section field_group_id="794"]

Mách bạn cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp

cách chữa trị thoái hóa khớp

Dù rằng bệnh lý này gần như rất khó tránh khỏi, nhưng việc áp dụng những lời khuyên sau đây có thể làm chậm diễn tiến của bệnh hiệu quả:

  • Tránh các tư thế không phù hợp hoặc động tác quá mạnh khi lao động cũng như sinh hoạt
  • Nếu là người thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao, bạn nên trang bị cho mình những vật dụng hỗ trợ để giảm tác động lên vùng khớp gối
  • Thường xuyên theo dõi cân nặng, cần đảm bảo chỉ số khối cơ thể (BMI) luôn ở mức ổn định phù hợp với chiều cao và cân nặng của bạn
  • Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, tập trung nhiều hơn vào việc tiêu thụ trái cây và rau quả tươi. Chú trọng hơn nữa đến các loại thực phẩm giàu canxi nhất là glucosamine nếu muốn bảo vệ sức khỏe xương khớp
  • Dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, không làm việc, vận động quá sức. Tránh xa rượu, bia và các chất kích thích là những tác nhân gây lão hóa sớm
  • Người làm văn phòng nên thường xuyên vận động, thay đổi tư thế để không ảnh hưởng đến cấu trúc xương khớp

Trên đây là những thông tin cơ bản về thoái hóa khớp. Hy vọng rằng bạn đã có thêm cho mình những kiến thức hữu ích trên hành trình sống khỏe mỗi ngày.

Nguồn tham khảo: https://flexsa.vn/thoai-hoa-khop-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri