Những thắc mắc thường gặp về bệnh lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ có lây không hoặc bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu thường là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu có biện pháp điều trị, bạn hoàn toàn có thể sống chung với bệnh mà vẫn tận hưởng được nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Lupus là một dạng bệnh tự miễn mạn tính, khi mắc bệnh, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động quá mức, từ đó tấn công các mô đang khỏe mạnh. Các triệu chứng của lupus ban đỏ bao gồm viêm, sưng và tổn thương khớp, da, thận, máu, tim và phổi.

Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp các thắc thường gặp về loại bệnh tự miễn này cũng như biện pháp cải thiện kịp thời.

1. Bệnh lupus ban đỏ có lây không?

Trái với nghi ngại của nhiều người, lupus ban đỏ không hề lây lan dẫu cho bạn tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh hoặc thậm chí là quan hệ tình dục. Các chuyên gia cho rằng căn bệnh tự miễn này bắt đầu do sự kết hợp giữa yếu tố gen và môi trường.

2. Người bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu?

Tuổi thọ của bệnh nhân mắc phải lupus rất khó tính toán, vì mọi người trải qua các triệu chứng, ảnh hưởng và biến chứng khác nhau. Tuy nhiên, dẫu cho căn bệnh này ảnh hưởng đến khá nhiều bộ phận trong cơ thể và được xem như một tình trạng mạn tính nhưng lupus ban đỏ không hề ảnh hưởng đến tuổi thọ nếu người bệnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

3. Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không?

Lupus là một bệnh mạn tính không có thuốc chữa. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách điều trị các triệu chứng, ngăn ngừa tình trạng bùng phát cũng như giảm thiểu các vấn đề sức khỏe khác thường do bệnh lupus gây ra nhưng lupus ban đỏ sẽ không biến mất hoàn toàn.

4. Chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ

bệnh lupus ban đỏ

Việc chẩn đoán bệnh lupus rất khó vì mỗi bệnh nhân sẽ thể hiện các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Do vậy, bạn sẽ cần thực hiện nhiều xét nghiệm để biết được chính xác bạn có đang mắc bệnh hay không, chúng bao gồm:

  • Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm (Xét nghiệm công thức máu toàn bộ, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tốc độ lắng của tế bào máu, đánh giá thận và gan, xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA))
  • Xét nghiệm hình ảnh ( chụp X-quang phổi, siêu âm tim)
  • Sinh thiết gan

5. Những phương pháp điều trị bệnh lupus ban đỏ

Để cải thiện và điều trị tình trạng lupus ban đỏ, các cách sau đây có thể được áp dụng:

Điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Một số loại thuốc để điều trị cũng như kiểm soát các tình trạng mà lupus ban đỏ gây ra gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn, chẳng hạn như naproxen sodium và ibuprofen có thể được sử dụng để điều trị đau, sưng và sốt liên quan đến lupus ban đỏ. Mặt khác, tác dụng phụ của những loại thuốc này chảy máu dạ dày, các vấn đề về thận và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim.

  • Thuốc trị sốt rét

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét cũng có thể được sử dụng nhằm kiểm soát tình trạng bùng phát của bệnh lupus bởi thuốc sẽ tác động đến đến hệ thống miễn dịch. Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm đau dạ dày và tổn thương đến võng mạc dẫu cho điều này hiếm khi xảy ra.

  • Thuốc corticoid

Prednisone và các loại corticosteroid khác có thể chống lại tình trạng viêm do lupus ban đỏ gây ra. Mặt khác, bạn cần biết các tác dụng phụ của những loại thuốc này bao gồm tăng cân, dễ bị bầm tím, loãng xương, huyết áp cao, tiểu đường và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nguy cơ tác dụng phụ tăng lên khi bạn dùng thuốc liều cao trong thời gian dài.

  • Thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch có thể hữu ích trong trường hợp lupus ban đỏ trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc có thể bao gồm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương gan, giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ ung thư.

Phương pháp điều trị thay thế

bệnh lupus ban đỏ

Bên cạnh sử dụng thuốc, bạn có thể cân nhắc áp dụng các biện pháp điều trị thay thế nhằm cải thiện tình trạng của bệnh lupus ban đỏ:

  • Thiền
  • Mát xa
  • Châm cứu
  • Phản hồi sinh học
  • Các loại thảo mộc
  • Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống
  • Thuốc bổ trợ chứa glucosamine sulfate tinh thể dạng gói để làm giảm viêm và đau nhức các cơ xuất phát từ lupus ban đỏ.

Thay đổi lối sống

Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và ngăn ngừa lupus bùng phát. Bên cạnh đó, cải thiện sức khỏe do thay đổi lối sống cũng có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến bệnh lupus như bệnh thận, đau tim và đột quỵ. Do đó bạn nên:

  • Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài để hạn chế tác động của mặt trời
  • Có chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên rau củ quả trái cây tươi, thịt nạc
  • Vận động cơ thể đều đặn ít nhất 3 lần mỗi tuần
  • Tập yoga và thiền để kiểm soát stress
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá
  • Ngủ đủ giấc.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc thường thấy của bệnh lupus ban đỏ chẳng hạn như lupus ban đỏ sống được bao lâu hoặc bệnh này có lây không.Nếu vẫn còn lo lắng, bạn có thể tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để nắm rõ hơn về tình trạng của bản thân.

bệnh lupus ban đỏ

Nguồn tham khảo: https://flexsa.vn/thac-mac-ve-benh-lupus-ban-do