Lupus ban đỏ là gì? Bệnh lupus ban đỏ có nguy hiểm không?

Lupus ban đỏ thuộc dạng bệnh tự miễn mạn tính. Nếu không chú ý kiểm soát các triệu chứng, bạn có thể gặp phải các biến chứng liên quan, chẳng hạn như loãng xương, tổn thương thận, đau tim. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin cần thiết xoay quanh bệnh lupus ban đỏ cũng như những biện pháp cải thiện tình trạng.

1. Lupus ban đỏ là gì?

Lupus ban đỏ là một bệnh của hệ thống miễn dịch và lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là dạng bệnh phổ biến cũng như dễ gặp nhất.Hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị nhiễm trùng. Nhưng khi bạn bị lupus, hệ thống miễn dịch sẽ quay lại tấn công các mô của chính bạn. Điều này dẫn đến tổn thương mô và bệnh

2. Các triệu chứng lupus ban đỏ

Các triệu chứng của lupus ban đỏ sẽ hiện diện trên vùng cơ thể mà bệnh ảnh hưởng. Tuy nhiên, những dấu hiệu cũng như triệu chứng phổ biến nhất mà bạn có thể nhận thấy gồm:

  • Sốt
  • Đau cơ
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Dễ bị bầm tím
  • Mệt mỏi dữ dội
  • Sút cân không lý do
  • Hạch bạch huyết mở rộng
  • Mũi, miệng hoặc họng lở loét
  • Phát ban da trên mặt hoặc cơ thể
  • Đau khớp, cứng khớp và sưng tấy
  • Cực nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
  • Rụng tóc, thậm chí là cả hói đầu từng mảng
  • Máu lưu thông kém ở ngón tay và ngón chân

Các triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Lú lẫn
  • Co giật
  • Nhức đầu
  • Thiếu máu
  • Choáng váng.

3. Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ

bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể, đây còn gọi là bệnh tự miễn. Các chuyên gia nhận định có khả năng bệnh lupus đến từ kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường sống của bạn. Một số nguyên nhân kết hợp khiến bệnh bùng phát bao gồm:

  • Ánh sáng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây ra các tổn thương, kích thích lupus xuất hiện hoặc gây ra phản ứng bên trong ở những người nhạy cảm.
  • Nhiễm trùng: Bị nhiễm trùng có thể khởi phát bệnh lupus ban đỏ hoặc gây tái phát ở một số người.
  • Một số loại thuốc nhất định: Việc sử dụng một số loại thuốc chữa huyết áp, thuốc chống co giật và thuốc kháng sinh có thể khiến bệnh lupus có cơ hội xuất hiện.

4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lupus ban đỏ

Bên cạnh những nguyên nhân chính như trên thì một số yếu tố khiến bạn gặp phải căn bệnh mạn tính này gồm:

  • Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng phát triển bệnh lupus hơn so với nam giới
  • Tuổi tác: Các triệu chứng bệnh xảy ra thường xuyên nhất ở độ tuổi từ 15 đến 44
  • Tiền sử bệnh gia đình: Nếu trong gia đình có người thân bi lupus ban đỏ thì bạn có 5%-13% mắc bệnh.

5. Biến chứng nguy hiểm của bệnh lupus ban đỏ

Viêm do bệnh lupus có thể ảnh hưởng đến nhiều vùng trên cơ thể bạn, từ đó gây ra các biến chứng liên quan, bao gồm:

  • Thận: Bệnh lupus ban đỏ có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng, chẳng hạn như suy thận. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người mắc bệnh lupus
  • Não bộ và hệ thần kinh trung ương: Nếu não bị ảnh hưởng bởi, bạn có thể bị đau đầu, chóng mặt, thay đổi hành vi, các vấn đề về thị lực và thậm chí là đột quỵ hoặc co giật. Nhiều người mắc bệnh lupus ban đỏ gặp vấn đề về trí nhớ và có thể gặp khó khăn khi diễn đạt suy nghĩ của họ.
  • Máu và mạch máu: Lupus có thể dẫn đến các vấn đề về máu, bao gồm thiếu máu và tăng nguy cơ chảy máu hoặc đông máu. Bệnh cũng sẽ gây viêm mạch máu
  • Phổi: Mắc bệnh lupus ban đỏ làm tăng khả năng bị viêm niêm mạc khoang ngực (viêm màng phổi), từ đó khiến bạn cảm thấy đau khi hít thở.

6. Lupus ban đỏ và tình trạng xương khớp

bệnh lupus ban đỏ

Ngoài những biến chứng liên quan trên thì bệnh lupus cũng ảnh hưởng đến cơ xương khớp, bap bao gồm cả xương và mô xương. Hai biến chứng đặc biệt thường gặp của bệnh lupus trên xương là loãng xương và hoại tử vô mạch.

Mối liên hệ giữa lupus ban đỏ và loãng xương

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có sự gia tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương ở những người mắc bệnh lupus. Trên thực tế, phụ nữ mắc bệnh lupus khả năng gặp phải những tình trạng trên cao gấp gần 5 lần so với người bình thường. Đầu tiên, các loại thuốc steroid thường được kê đơn để điều trị bệnh lupus ban đỏ sẽ khiến xương bị yếu dần một cách đáng kể. Ngoài ra, các cơn đau và mệt mỏi do bệnh gây ra có thể dẫn đến việc lười vận động, làm tăng nguy cơ loãng xương.

Mối liên hệ giữa bệnh lupus và hoại tử vô mạch

Hoại tử vô mạch là tình trạng được đặc trưng bởi hiện tượng giảm lưu lượng máu và tăng áp lực trong một phần của xương. Khi xương bị suy yếu sẽ gây ra những vết gãy nhỏ và cuối cùng làm cho bề mặt xương xẹp xuống.Nguyên nhân của hoại tử vô mạch thường liên quan đến việc sử dụng corticosteroid liều cao trong thời gian dài, lạm dụng rượu, thiếu máu hồng cầu hình liềm, viêm tụy, chấn thương và các bệnh lý khác. Khi bệnh phát triển ở những người bị lupus ban đỏ, hầu như lý do xuất phát từ việc sử dụng corticosteroid.Hoại tử vô mạch ảnh hưởng đến hông, vai và đặc biệt là khớp gối. Triệu chứng ban đầu sẽ xuất hiện dưới những cơn đau âm ỉ, đặc biệt khi tham gia các hoạt động chịu sức nặng như đi bộ, chạy và nâng vật. Lâu dần, tình trạng sẽ dẫn đến cứng, co thắt cơ và hạn chế chuyển động của khớp bị ảnh hưởng.

Biện pháp cải thiện sức khỏe cơ xương khớp khi bị lupus ban đỏ

Để hạn chế những tác động mà bệnh lupus ban đỏ tác động lên cơ xương khớp, bạn có thể làm theo những gợi ý sau đây:

  • Ngủ đủ giấc
  • Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
  • Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài
  • Kiêng cữ rượu bia thuốc lá bởi chúng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn
  • Ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế thức ăn nhanh hoặc thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Sử dụng thuốc bổ trợ Glucosamine dạng tinh thể với liều dùng 1500mg/lần/ngày nhằm tăng cường sức khỏe sụn khớp

Nguồn tham khảo: https://flexsa.vn/lupus-ban-do-la-gi-co-nguy-hiem-khong