Khô khớp gối có nguy hiểm không? 6 nguyên nhân gây bệnh phổ biến

Khô khớp gối là tình trạng các khớp phát ra tiếng lạo xạo, lục cục khi vận động, làm ảnh hưởng đến quá trình đi lại, đau nhức dữ dội khi đứng lên ngồi xuống. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, cuộc sống và công việc của bạn. Vậy nguyên nhân nào gây nên khô xương khớp? Triệu chứng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Khô khớp gối nguy hiểm như thế nào?

khô khớp gối

Khô khớp gối tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày. Khô khớp gối nếu không được điều trị đúng thời điểm sẽ dẫn đến những tổn thương xương khớp nghiêm trọng là teo cơ và biến dạng khớp khiến cho đôi chân bị cong vẹo, đi đứng tập tễnh.

  • Gây ra đau nhức kéo dài: Khô khớp gối khiến sụn khớp dần bị bào mòn và làm lộ đầu xương. Khi người bệnh di chuyển khiến hai đầu xương ma sát vào nhau khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau đớn kéo dài mà không có dấu hiệu chấm dứt. Tình trạng đau nhức khiến người bệnh ngại vận động và luôn cảm thấy lo lắng cho tình trạng bệnh của mình.
  • Khớp vận động khó khăn: Các hoạt động phải sử dụng tới đầu gối như leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống, đi lại, chạy nhảy thậm chí co duỗi chân bình thường cũng gặp nhiều khó khăn. Chân luôn có cảm giác mệt mỏi đôi lúc còn bị mất cảm giác.
  • Teo cơ và biến dạng khớp: Tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn có thể gây ra tình trạng teo cơ xung quanh khớp gối, chân người bệnh có thể bị cong vẹo và đi khập khiễng.
  • Khớp gối bị liệt: Mức độ nguy hiểm nhất của khô khớp gối là cứng (liệt) khớp gối. Đây là di chứng không thể phục hồi khiến người bệnh mất đi khả năng vận động ở 1 bên chân hoặc cả 2 chân, gây ảnh hưởng rất lớn tới công việc, sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.
  • Không chỉ vậy, khô khớp gối còn ảnh hưởng lên các dây thần kinh đặc biệt là dây thần kinh tọa khiến đau nhức thắt lưng và toàn thân, tình trạng này rất khó điều trị.

Dấu hiệu khô khớp gối

Bệnh khô khớp gối phần lớn có các triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Thông thường bệnh khô khớp gối thường có những triệu chứng như:

  • Đầu gối có tình trạng đau nhẹ, đau âm ỉ, và đau hơn khi thay đổi tư thế, di chuyển
  • Khi đi lại hoặc lên xuống cầu thang thường nghe tiếng động lạo xạo phát ra ở đầu gối, bệnh càng nặng tiếng kêu càng to và rõ ràng hơn.
  • Những cơn đau xảy ra ngày càng thường xuyên hơn và tăng dần về mức độ đau thì rất có thể bệnh đã biến chứng thành thoái hóa khớp gối hoặc viêm khớp gối.
  • Cơn đau nhiều hơn vào ban đêm, mỗi sáng thức dậy hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột.

6 nguyên nhân khô khớp gối phổ biến

1. Tổn thương sụn và xương dưới sụn

khô khớp gối

Những chấn thương gặp phải lúc chơi thể thao, làm việc hoặc mắc bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp khiến bề mặt sụn khớp, xương dưới sụn mất đi sự trơn nhẵn lâu dần trở nên yếu đi, sần sùi, giảm sự đàn hồi và dễ bị nứt vỡ. Theo thời gian, hoạt động của xương khớp không còn được trơn tru kéo theo sự tiết dịch khớp suy giảm, thế nên khớp bị khô, đầu xương cọ xát vào nhau gây đau nhức.

2. Giảm tiết dịch khớp

Quá trình lão hóa tự nhiên dẫn đến nhiều vấn đề về xương khớp, trong đó có tình trạng suy giảm tiết dịch khớp. Xương khớp ngày càng lão hóa dần khi tuổi tác ngày càng cao, từ đó dịch khớp bôi trơn khớp cũng giảm dần. Khi dịch khớp tiết ra không đủ để bôi trơn sụn sẽ làm gia tăng mức độ cọ xát 2 đầu xương khiến cho khớp bị khô và đau nhức khi vận động.

3. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Khi chế độ ăn uống hàng ngày không đủ chất, thiếu hụt canxi, vitamin D, sắt, collagen… sẽ khiến xương khớp dễ bị tổn thương, gia tăng bệnh lý xương khớp, bao gồm tình trạng khô khớp. Bên cạnh đó, việc thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp và cản trở quá trình tiết dịch khớp làm cho khớp bị khô.

4. Tác dụng phụ của thuốc

Một số trường hợp bị khô khớp do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh. Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra những tác dụng phụ cho xương khớp, hạn chế việc tiết dịch xương khớp gây khô khớp.

5. Chấn thương

khô khớp gối

Chấn thương có thể xảy ra do tai nạn hoặc khi chơi thể thao, làm gãy đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày phạm khớp hoặc xương bánh chè. Chấn thương cũng có thể khiến cho khớp gối bị khô, sụn khớp bị bào mòn gây ảnh hưởng tới khả năng vận động khiến sinh hoạt khó khăn.

6. Các nguyên nhân khác

Khô khớp gối còn do một số nguyên nhân khác gây nên:

  • Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân dẫn đến khô khớp, hoạt động trở nên kém linh hoạt và dễ gặp phải chấn thương hơn. Đây là một bệnh rất phổ biến, chiếm tỷ lệ 30% bệnh nhân khớp.
  • Tình trạng thừa cân, béo phì gây ảnh hưởng xấu lên hệ xương khớp. Do trọng lượng cơ thể dồn lên hai khớp gối quá nhiều, khiến sụn khớp quá tải, nhanh hao mòn. Lâu dần gây ra bệnh lý về xương khớp trong đó kể tới tình trạng khô khớp gối.
  • Lười vận động sẽ khiến cho hệ xương khớp trở nên lỏng lẻo và yếu ớt. Theo thời gian, các chức năng vận động của khớp bị suy giảm, dịch khớp tiết ra ít hơn làm cho khớp khô và căng cứng.
  • Vôi hóa khớp gối khiên canxi lắng đọng trong khớp, theo thời gian gây ra tình trạng khô khớp gối.
  • Viêm khớp do vi khuẩn tấn công cũng có thể là nguyên nhân gây khô khớp gối.

Đối tượng nào dễ bị khô khớp gối?

Những đối tượng có nguy cơ cao bị khô khớp gối như:

  • Người cao tuổi (>60 tuổi) dễ mắc phải bệnh lý xương khớp.
  • Dân văn phòng phải ngồi làm việc cả ngày và ít đi lại, vận động.
  • Người lao động phải thường xuyên bưng bê, mang vác vật nặng dẫn đến mòn sụn khớp, gây ra hiện tượng khô khớp gối.
  • Người thừa cân, béo phì khiến khớp gối bị tổn thương do phải chịu một áp lực lớn trong thời gian dài.
  • Người gặp các vấn đề: viêm khớp gối, trật khớp gối (do chấn thương khi chơi thể thao, lao động hoặc tai nạn).
  • Người thường xuyên sử dụng chất kích thích (uống rượu bia, hút thuốc lá) hoặc ăn uống thiếu chất cần thiết (canxi, sắt, magie, kali…) khiến xương khớp dễ bị tổn thương.

Những bệnh lý này nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến tình trạng đau nhức, sưng đỏ và kéo theo nhiều biến chứng như teo cơ, liệt, mất khả năng đi lại… Chính vì thế trước khi quá muộn, người bệnh cần có những phương pháp kịp thời để ngăn ngừa tình trạng khô khớp, tăng tiết dịch khớp để hạn chế biến chứng nguy hiểm của bệnh khô khớp gối. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, việc sử dụng glucosamine sulfate liều lượng 1500mg/ ngày có thể giúp “giảm triệu chứng của viêm khớp gối nhẹ và trung bình”. Ngoài ra, vấn đề dinh dưỡng, quan tâm khô khớp gối nên ăn gì và lưu ý gì, mỗi người bệnh cần cân nhắc để đi khám sớm, càng tiếp cận kịp thời và đúng hướng thì kết quả điều trị càng cao, càng đỡ tốn kém và tiết kiệm thời gian.

khô khớp gối

Nguồn tham khảo: https://flexsa.vn/kho-khop-goi-co-nguy-hiem-khon-nguyen-nhan-gay-benh