Đau khớp gối: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Đau khớp gối là một tình trạng về xương khớp phổ biến. Việc hiểu được nguyên nhân trọng yếu gây đau khớp gối là chìa khóa để bác sĩ xây dựng nên một kế hoạch điều trị hiệu quả, giúp tối ưu hóa việc giảm các triệu chứng và đưa bạn quay trở lại cuộc sống bình thường.

Triệu chứng đau khớp gối

Vị trí và mức độ nghiêm trọng của đau khớp có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của tình trạng đau khớp gối bao gồm:

  • Sưng và cứng khớp
  • Khớp sưng đỏ và nóng ran
  • Khớp gối yếu hoặc không ổn định
  • Xuất hiện tiếng kêu từ khớp khi cử động
  • Không có khả năng duỗi thẳng đầu gối hoàn toàn

Các nguyên nhân gây đau khớp

Chấn thương

Chấn thương dây chằng. Ở đầu gối của bạn có 4 dây chằng chính: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng giữa gối và dây chằng bên gối.

Hai dây chằng giữa gối và bên gối liên kết xương đùi với xương chân để tạo ra sự ổn định và giới hạn độ linh hoạt của khớp. Các chuyển động quá giới hạn của khớp gối khiến cho đầu gối dịch chuyển quá mức thông thường có thể làm chấn thương dây chằng. Hầu hết các chấn thương xảy ra trong các hoạt động yêu cầu sức lực, tạo áp lực gây ảnh hưởng đến khớp gối và dây chằng.

Hai dây chằng chéo đan chéo nhau bên trong khớp gối, với dây chằng chéo trước gắn vào xương ống chân trước và dây chằng chéo sau được gắn ở phía sau. Chấn thương dây chằng chéo trước là loại chấn thương đầu gối phổ biến nhất, thường xảy ra do tác động trực tiếp hoặc thay đổi hướng, tốc độ đột ngột khi chạy. Thông thường, triệu chứng sẽ là tiếng kêu phát ra từ đầu gối và tình trạng sưng đầu gối đột ngột.

Chấn thương dây chằng chéo sau là không phổ biến bằng và thường gây ra bởi áp lực cực lớn tới đầu gối (ví dụ, đầu gối bị va chạm trong một tai nạn xe hơi). Bên cạnh đó, đau ở phía sau đầu gối và sưng đầu gối là những triệu chứng điển hình liên quan đến chấn thương dây chằng chéo sau.

Các vấn đề xương khớp

Rách sụn đầu gối

Có hai miếng sụn cứng hình chữ "C" nằm giữa xương đùi và xương ống chân của bạn. Rách sụn đầu gối là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu gối và có thể xảy ra ở người trẻ tuổi (thường là khi chơi thể thao) hoặc người già (khi sụn yếu dần theo tuổi tác, khiến nó dễ bị rách hơn).

Bên cạnh cơn đau, người bị rách sụn đầu gối ban đầu có thể nghe thấy tiếng “rắc” khi vết rách xảy ra. Tiếp theo là sự xuất hiện dần dần của tình trạng cứng khớp và sưng khớp, cùng với di chuyển bị hạn chế.

Viêm và rách gân xương bánh chè

Viêm gân xương bánh chè - một đoạn xương nhỏ nằm ở phần đầu gối, trước khớp gối - là tình trạng gân xương bánh chè bị sưng tấy và đau do viêm nhiễm. Đây là tình trạng xảy ra phổ biến nhất ở những người tham gia các môn thể thao hoặc hoạt động đòi hỏi phải chạy nhảy thường xuyên như bóng rổ, bóng đá và bóng chuyền. Những người mắc căn bệnh này mô tả cơn đau thường âm ỉ liên tục rồi trở nên gay gắt khi hoạt động.

Trong một số trường hợp, gân xương bánh chè có thể bị yếu đi, khiến nó dễ bị rách hơn. Rách gân xương bánh chè sẽ gây đau dữ dội và sưng đầu gối. Tùy thuộc vào mức độ của vết rách mà ta có thể nhận thấy vết lõm ở đáy xương bánh chè và gặp khó khăn khi đi bộ.

Hội chứng đau xương bánh chè

Hội chứng này thường gặp nhất ở thanh thiếu niên và thường được gây ra bởi các hoạt động tốn sức tạo áp lực lên đầu gối, như chạy, ngồi xổm hoặc leo cầu thang.

Hội chứng đau xương bánh chè gây cảm giác đau âm ỉ, đau nhức bên dưới xương bánh chè. Bên cạnh cơn đau, tình trạng sẽ nặng thêm nếu các hoạt động đòi hỏi phải gập đầu gối thường xuyên hoặc ngồi trong thời gian dài (ví dụ, làm việc văn phòng). Âm phát sẽ phát ra ở đầu gối khi bệnh nhân đứng lên sau khi ngồi lâu hoặc khi leo cầu thang. Sưng đầu gối và khóa khớp là hai triệu chứng hiếm khi xuất hiện ở những người mắc căn bệnh này.

U nang Baker

U nang Baker khiến phần phía sau khớp gối bị sưng và đôi khi là dấu hiệu của những vấn đề tiềm ẩn khác như rách sụn khớp. Không phải mọi bệnh u nang Baker đều gây đau đớn, nhưng nếu có, cảm giác đau siết ở mặt sau của đầu gối thường liên quan đến cứng khớp gối và sưng khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn.

Viêm bao hoạt dịch trên xương bánh chè

Bao hoạt dịch là túi chứa dịch, đóng vai trò đệm lót giữa gân và xương.

Căn bệnh này thường xảy ra ở những người sử dụng khớp quá mức, bị chấn thương, nhiễm trùng, hoặc bệnh viêm khớp như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm xương khớp.

Viêm bao hoạt dịch, trái ngược với viêm khớp, chúng khởi phát đột ngột, gây đau và sưng tại vùng bị viêm. Phạm vi hoạt động của khớp vẫn đầy đủ, nhưng bị hạn chế bởi cơn đau.

Hội chứng băng xương chậu

Hội chứng băng xương chậu xảy ra khi băng xương chậu bị tổn thương và gây đau. Băng xương chậu kéo dài từ bên ngoài xương chậu (xương hông) ra bên ngoài xương chày (xương ống chân). Nó giúp cho đầu gối ở đúng vị trí khi bạn đứng hoặc di chuyển. Hội chứng này xảy ra thường xuyên nhất ở người chạy đường dài hoặc luyện tập quá mức. Đôi khi, cơn đau sẽ lan dần sang hông hoặc đùi.

Bệnh viêm khớp

Có nhiều loại viêm khớp khác nhau gây ảnh hưởng đến khớp gối, trong đó hai loại phổ biến nhất là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.

Thoái hóa khớp gối phát triển do sụn ở đầu gối bị hao mòn theo thời gian và phổ biến ở những người trên 50 tuổi. Khi sụn yếu đi, cơn đau phát triển, thường tăng dần từ một cơn đau nhói đến đau âm ỉ và đau liên tục.

Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh tự miễn, khi hệ thống miễn dịch tấn công khớp trong cơ thể. Tuy nhiên, không giống như thoái hóa khớp, cơn đau đầu gối do viêm khớp dạng thấp có xu hướng được cải thiện khi hoạt động.

Đối tượng nào dễ bị viêm khớp gối?

Những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp gối của bạn, bao gồm:

  • Cân nặng quá mức. Việc bạn thừa cân hoặc béo phì sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối, ngay cả trong các hoạt động thông thường như đi bộ hoặc đi cầu thang. Nó cũng khiến bạn tăng nguy cơ bị bệnh thoái hóa khớp bằng cách đẩy nhanh quá trình phá vỡ sụn khớp.
  • Cơ bắp yếu hoặc thiếu linh hoạt có thể làm tăng nguy cơ chấn thương đầu gối. Cơ bắp mạnh mẽ sẽ giúp ổn định và bảo vệ khớp, và cơ bắp linh hoạt có thể giúp khớp thực hiện đầy đủ chức năng trong phạm vi tối đa.
  • Môn thể thao hoặc lý do nghề nghiệp. Một số môn thể thao sẽ ảnh hưởng nhiều tới đầu gối hơn những bộ môn thể thao khác. Ví dụ như trượt tuyết sẽ khiến bạn có khả năng té ngã, đè lên đầu rồi, bóng rổ khiến đầu gối di chuyển liên tục hoặc khi bạn chạy bộ. Những hoạt động đều làm tăng nguy cơ chấn thương đầu gối. Bên cạnh đó, những công việc đòi hỏi bạn hoạt động, cử động đầu gối liên tục như trồng trọt, khuân vác cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp gối.
  • Bị chấn thương. Nếu bạn từng bị chấn thương đầu gối, có nhiều khả năng đầu gối sẽ bị tổn thương một lần nữa.

[cta_section field_group_id="794"]

Nên làm gì để phòng ngừa đau khớp gối?

Mặc dù bạn không thể ngăn chặn trường hợp xảy ra gây đau khớp gối, nhưng bạn có thể thực hiện các bước này để giảm thiểu nguy cơ xảy ra.

  • Khởi động, duỗi chân trước và sau khi hoạt động thể chất.
  • Tập luyện với cường độ vừa phải. Ngưng tập thể dục nếu bạn cảm thấy đau đầu gối.
  • Sử dụng miếng đệm đầu gối để ngăn ngừa viêm đầu gối, đặc biệt là nếu bạn phải quỳ nhiều.
  • Tập luyện để giữ cơ bắp đùi mạnh mẽ và dẻo dai.
  • Tập với huấn luyện viên nếu có điều kiện. Không gì quan trọng hơn việc bạn tập đúng tư thế, động tác, giúp cho khớp linh hoạt và tránh chấn thương khớp trong lúc tập. Nếu bạn bị viêm khớp gối, đau đầu gối mãn tính hoặc chấn thương tái phát, bạn có thể đổi cách tập thể dục. Cân nhắc chuyển sang bơi lội, thể dục nhịp điệu dưới nước hoặc các hoạt động nhẹ nhàng khác - ít nhất là trong vài ngày một tuần.
  • Giảm cân nếu bạn đang bị thừa cân.
  • Cuối cùng, là một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và chứa nhiều các dưỡng chất thiếu yếu cho cơ thể.
Key visual

Nguồn tham khảo: https://flexsa.vn/dau-khop-goi-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua