Đau dây chằng đầu gối: Nên điều trị ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Hẳn đâu đó bạn đã từng nghe người thân hoặc bạn bè xung quanh nhắc đến vấn đề đau dây chằng đầu gối. Trên thực tế, tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở những người lao động nặng nhọc, thường xuyên tham gia các môn thể thao với cường độ mạnh hoặc lứa tuổi cao niên… Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo ngay bài viết sau dây.

Trong quá trình sinh hoạt, làm việc thường nhật, chúng ta rất dễ gặp phải những tổn thương ở khớp gối. Bởi lẽ, đây là một trong những khớp lớn đảm nhận vai trò vận động và tải sức nặng của phần thân trên.

Một trong những tổn thương khớp gối dễ gặp nhất là đau dây chằng đầu gối. Điều này gây ra những cơn đau buốt, khó chịu cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được nguyên nhân, cũng như các biện pháp điều trị vấn đề này hiện nay.

Giải đáp thắc mắc dây chằng đầu gối là gì, vai trò của nó ra sao

Điểm qua đôi nét về giải phẫu khớp gối, bộ phận này được cấu thành bởi ba xương: xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Các xương được kết nối với nhau thông qua 4 sợi dây chằng chia làm 2 nhóm, cụ thể như sau:

  • Các dây chằng bên nằm ở hai bên khớp bao gồm dây chằng trong và dây chằng ngoài. Chúng có nhiệm vụ kiểm soát các chuyển động ngang của đầu gối và bảo vệ đầu gối trước các vận động bất thường
  • Các dây chằng chéo được tìm thấy bên trong khớp gối gồm hai sợi là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau bắt qua nhau tạo thành hình chữ “X”. Nhóm dây chằng này có vai trò kiểm soát vận động tới và lui của đầu gối. Nếu quan sát kỹ hơn, bạn có thể nhận thấy hướng của dây chằng chéo trước đi từ ngoài vào trong, từ sau ra trước giống như khi bạn cho tay vào túi quần. Nó có vai trò giữ chặt xương chày, đảm bảo xương này không bị xoay lệch vào trong so với xương đùi

Nhìn chung, khớp gối được giữ vững và có thể cử động linh hoạt là nhờ vào hệ thống các dây chằng này.

Vì sao bạn lại bị đau dây chằng đầu gối?

Đau dây chằng đầu gối

Xét về mặt lý thuyết, đau dây chằng đầu gối là một biểu hiện thường thấy của bệnh giãn dây chằng gối. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân đưa đến bệnh lý này, phổ biến nhất là:

  • Giãn dây chằng do tuổi tác: Càng lớn tuổi, quá trình thoái hóa cơ xương khớp diễn ra mạnh mẽ hơn. Điều này mở ra cơ hội cho các tổn thương dây chằng xuất hiện, thậm chí khi bạn chỉ vô tình vấp ngã hoặc gặp phải một tác động nhỏ nào đấy
  • Một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra nên tình trạng giãn dây chằng gối là do chấn thương khi tham gia chơi thể thao. Điều này rất dễ xảy ra đặc biệt ở các bộ môn mà người chơi phải vận động mạnh như: cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, tennis … khiến cho khớp gối phải làm việc quá sức dẫn đến căng cơ và giãn dây chằng.
  • Chấn thương cơ xương khớp do tai nạn trong sinh hoạt, lao động, tai nạn giao thông có sự va đập trực tiếp vào đầu gối. Ngoài ra, việc lao động nặng nhọc trong thời gian dài cũng là yếu tố góp phần làm cho dây chằng bị căng giãn liên tục

Để cho người đọc có cái nhìn rõ nét hơn, bài viết sẽ phân biệt giữa chấn thương dây chằng bên và chấn thương dây chằng chéo, nguyên nhân cũng như triệu chứng của từng loại.

Chấn thương dây chằng chéo trước và sau

1. Nguyên nhân

Trong hệ thống dây chằng khớp gối, dây chằng chéo trước là phần rất dễ bị tổn thương nhất. Theo đó, loại dây chằng này thường bị giãn hoặc đứt do một chuyển động xoắn đột ngột (bàn chân được đặt ở một hướng nhưng đầu gối lại quay theo hướng khác) có thể xảy ra trong những tình huống như: dừng lại đột ngột, chạy chậm lại trong khi đang chạy, tiếp đất không tốt sau một bước nhảy …

Với chấn thương dây chằng chéo sau, mặc dù chiếm tỷ lệ thấp trong các tổn thương vùng gối nhưng nó cũng là nguyên nhân gây hiện tượng đau dây chằng đầu gối. Hơn nữa, nếu không sớm phát hiện và điều trị, các triệu chứng lâu dần sẽ tiến triển gây nên các biến chứng nguy hiểm khiến người bệnh hạn chế vận động. Việc chấn thương dây chằng chéo sau thường có liên quan đến những va chạm mạnh có tính đột ngột, ảnh hưởng trực tiếp đến phẩn sau gối như trong tai nạn xe, chấn thương thể thao.

2. Triệu chứng

Ngoài cảm giác đau dây chằng, khi chấn thương xảy ra người bệnh có thể nghe rõ một tiếng “rắc” lớn ở đầu gối. Tiếp sau đó, khu vực bị ảnh hưởng dần trở nên sưng, đau. Đôi lúc cơn đau dữ dội đến bệnh nhân không thể tiếp tục hoạt động.

Thông thường, các triệu chứng lúc đầu biểu hiện nhẹ không rõ ràng, thậm chí còn có thể giống với các vấn đề về xương khớp khác nên tốt nhất người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra rõ. Trong trường hợp chấn thương phát hiện muộn thì một bên bùi của bệnh nhân sẽ có kích thước nhỏ hơn so với bên lành do chứng teo cơ.

Chấn thương dây chằng bên ngoài và bên trong gối

1. Nguyên nhân

Dựa trên số ca lâm sàng, người ta nhận thấy dây chằng bên trong gối thường dễ bị tổn thương hơn so với dây chằng bên ngoài. Nhìn chung, chấn thương dây chằng bên thường là do có một ngoại lực tác động lớn khiến dây chằng bị căng quá mức. Điều này bắt nguồn từ việc tiếp đất sai tư thế sau một cú nhảy, va chạm khi chơi thể thao hoặc tai nạn xe cơ giới. Những sự cố trên thường xảy ra ở tốc độ cao hoặc sự phân phối lực không phù hợp dẫn đến dây chẳng bị tổn thương.

2. Triệu chứng

Cũng tương tự như chấn thương dây chằng chéo, người bị tổn thương dây chằng bên cũng có cảm giác sưng, đau ở đầu gối. Hơn nữa, những triệu chứng lúc mới gặp chấn thương thường dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác, vì thế bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể biết chính xác tình trạng mình đang gặp phải là gì.

Điều trị đau dây chằng đầu gối

Đau dây chằng đầu gối

Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc không biết việc chẩn đoán người bị đau dây chằng gối sẽ như thế nào. Bởi lẽ, việc chụp X – quang chỉ quan sát được phần tổn thương cơ học. Chính vì lẽ đó, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI) để có thể thấy được hình ảnh của mô cứng và mô mềm trong cơ thể. Một số trường hợp khác, bác sĩ sẽ dùng thêm phương pháp nội soi khớp hoặc siêu âm để có thể đưa ra được kết luận chính xác nhất.

Sau khi đã được chẩn đoán bị tổn thương dây chằng, bác sĩ sẽ dựa trên những thông tin về tuổi tác, tiền sử bệnh, mức độ nghiêm trọng của chấn thương để đưa ra cách điều trị thích hợp nhất.

Theo đó, một số biện pháp điều trị chấn thương dây chằng nói chung hay đau dây chằng đầu gối nói riêng bao gồm:

  • Chườm lạnh trong 48 giờ đầu ngay sau khi bị chấn thương để làm dịu cơn đau, giảm tình trạng sưng phù. Bệnh nhân có thể mua túi chườm tại nhà thuốc hoặc cho đá vào khăn bông sạch.
  • Đeo nẹp đầu gối hoặc băng thun để ổn định khớp và bảo vệ nó khỏi những tổn thương khác. Thời gian nẹp sẽ tùy vào mức độ chấn thương, thường sẽ kéo dài khoảng vài tuần.
  • Để giảm đau, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như ibuprofen, diclofenac, naproxen hoặc paracetamol. Một số loại thuốc trong nhóm kháng viêm không streroid (NSAIDs) có nhiều tác dụng phụ trên tiêu hóa, vì thể bạn cần sử dụng thoe chỉ dẫn của bác sĩ
  • Thực hiện một số bài tập tăng cường sức khỏe cơ bắp như: đứng lên ngồi xuống, duỗi thẳng và xoay tròn các khớp, căng bắo chân bắp tay … Tránh các tư thế gây hại như ngồi xổm, ngồi gác chéo chân, khuân vác vật nặng
  • Việc phẫu thuật sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sinh hoạt của bệnh nhân, ví dụ như người cao tuổi ít vận động sẽ không cần phẫu thuật; hoặc tổn thương dây chằng kèm với cả sụn

Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề đau dây chằng ở đầu gối. Hy vọng rằng, qua bài đọc bạn có thể rút ra cho mình những kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.

Đau dây chằng đầu gối

Nguồn tham khảo: https://flexsa.vn/dau-day-chang-dau-goi-dieu-tri-de-tranh-anh-huong