Đau đầu gối ở người trẻ: Tình trạng ngày càng phổ biến và không nên xem thường

Trước đây, có ý kiến cho rằng đau đầu gối là vấn đề của những bậc cao niên chứ không xuất hiện ở người trẻ. Tuy nhiên, tình trạng này ngày càng dần trẻ hóa và gây ra không ít phiền toái đến công việc, cũng như sinh hoạt của nhiều người. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có biện pháp nào để khắc phục hiệu quả hay không? Lời giải đáp nằm ngay trong bài viết dưới đây.

Hiện tượng đau đầu gối ở người trẻ ngày nay không phải hiếm gặp. Triệu chứng này được cho là có thể bắt nguồn từ những chấn thương hay do những thói quen sống kém lành mạnh. Bên cạnh đó, biểu hiện này cũng ngầm cảnh báo cho những bệnh lý xương khớp nguy hiểm trong nhiều trường hợp.

Ngoài cơn đau nhức khó chịu, người bệnh đôi khi cũng trải qua những triệu chứng khác như sưng, nóng tại vùng bị ảnh hưởng, đầu gối phát ra tiếng “lạo xạo” khi di chuyển hay thậm chí là cứng khớp vào buổi sớm. Để thoát khỏi những vấn đề trên, bệnh nhân không gì khác hơn ngoài xác định rõ căn nguyên gây ra cơn đau, từ đó mới đề ra được phương án điều trị thích hợp.

Điểm mặt những nguyên nhân gây đau đầu gối ở người trẻ

Ở người cao tuổi, cơn đau đầu gối thường xảy ra do ảnh hưởng bởi tuổi tác, quá trình lão hóa khiến sức khỏe xương khớp suy giảm. Riêng với lớp trẻ, hiện tượng này có thể đến từ những lý do sau đây:

1. Gãy xương

Có thể nói, đầu gối là một trong những khớp lớn và quan trọng nhất bởi nó đóng vai trò như một “bản lề” đảm bảo mọi cử động diễn ra trơn tru. Hơn nữa, đầu gối còn chịu trách nhiệm gánh tải toàn bộ trọng lượng của cơ thể nên rất dễ bị đau nhức, khó chịu, thậm chí gặp những tổn thương nghiêm trọng trong đó có cả việc gãy xương.

Tình trạng này xảy ra có thể do một lực tác động mạnh gây chấn thương như té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hoặc khi tham gia chơi thể thao. Theo đó, phổ biến nhất là những ca gãy xương bánh chè (xương nhỏ nằm ở phần đầu gối, giữ vai trò che chở mặt trước khớp gối).

Người bị gãy xương thường có những biểu hiện như: xuất hiện vết bầm tím, sưng, đau ở khu vực bị ảnh hưởng và không thể di chuyển được.

2. Trật khớp

Như vừa đề cập ở trên, xương bánh chày rất dễ bị tổn thương và trật khớp được nhắc đến ở đây cũng liên quan đến cấu trúc này.

Ở người trẻ, trật khớp thường có triệu chứng là đau đầu gối, cơn đau đặc biệt trở nặng khi cố gắng hoạt động dù cho đấy chỉ là những thao tác đơn giản. Phần lớn trường hợp, trật khớp đơn thuần là do té ngã, chấn thương thể thao, tai nạn giao thông. Hơn nữa, những người chuyển hướng đột ngột khả năng cao cũng gặp phải vấn đề này.

3. Chấn thương dây chằng

Đau đầu gối ở người trẻ

Khớp gối được cấu thành bởi xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Ba loại xương này được kết nối với nhau bởi 4 sợi dây chằng chính. Khi một hoặc nhiều dây chằng bị tổn thương thì đều gây ảnh hưởng đến chức năng của khớp gối.

Theo các chuyên gia, dây chằng chéo trước (sợi kết nối giữa xương đùi với xương chày) thường rất dễ bị chấn thương khi người bệnh tham gia các môn thể thao cường độ mạnh do chuyển hướng đột ngột khi đang chạy hoặc có va chạm trực tiếp ở vùng gối.

Chấn thương dây chằng chéo trước còn được gọi với cái tên quen thuộc hơn là “bong gân” và phân loại dựa trên nhiều mức độ tổn thương khác nhau. Nhưng nhìn chung, ở người trẻ thường có biểu hiện đau đầu gối, lỏng gối (cảm giác chân yếu khi di chuyển), không thể đứng vững, vùng bị ảnh hưởng sưng viêm rõ rệt.

4. Rách sụn chêm

Hiện tượng đau đầu gối ở người trẻ còn có thể bắt nguồn từ nguyên nhân rách sụn chêm. Về mặt giải phẫu sinh lý, bạn có thể hình dung sụn chêm giống như lớp đệm hình lưỡi liềm giúp phân bố đều chất nhờn bôi trơn, dinh dưỡng và tạo sự ổn định cho khớp khi vận động.

Sụn chêm nếu bị rách hoặc tổn thương đều gây cản trở hoạt động của đầu gối, đồng thời gây ra các biểu hiện như đau nhức, sưng hoặc cứng gối. Ở người trẻ, rách sụn chêm thường xảy ra đột ngột sau một chấn thương khi người bệnh ở tư thế gập gối đồng thời chân bị vặn xoắn. Tình trạng này rất dễ gặp ở những chấn thương thể thao hoặc tai nạn giao thông. Nếu không sớm có biện pháp can thiệp, bệnh nhân dễ có nguy cơ bị mất khả năng cử động đầu gối.

5. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch được ví như lớp đệm giữa xương và các bộ phận xung quanh khác như cơ bắp, gân, da giúp cho gân di chuyển dễ dàng mà không bị tổn thương khi thực hiện thao tác co, duỗi. Theo đó, viêm bao hoạt dịch được phân loại vào nhóm các bệnh lý xương khớp xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, chấn thương … gây hạn chế vận động. Thậm chí, nếu không có phương pháp điều trị đúng, người bệnh có thể bị tê cứng khớp hoặc bại liệt hoàn toàn.

Nếu viêm bao hoạt dịch ở người già là do quá trình thoái hóa khớp diễn ra mạnh mẽ; thì ở người trẻ bệnh bắt nguồn từ việc thực hiện một thao tác liên tục và thường xuyên (trong một số ngành nghề) khiến bộ phận này bị kích thích và viêm, từ đó gây ra cơn đau đầu gối.

6. Viêm gân bánh chè

Đau đầu gối ở người trẻ

Gân bánh chè là phần nối giữa xương bánh chè với xương cẳng chân. Tình trạng viêm gân này xảy ra do có sự vận động quá mức ở bộ phận này. Bệnh thường gặp ở những người trẻ ưa thích thể thao hoặc tham gia những trò chơi có cường độ mạnh, hệ quả là bệnh nhân sẽ bị đau vị trí trước đầu gối nơi gân bị viêm, cơn đau có xu hướng gia tăng nếu bệnh nhân thực hiện thao tác leo cầu thang, ngồi xổm.

Một số trường hợp bị viêm gân bánh chè khi đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ sẽ thực hiện các thăm khám lâm sàng như chụp X – quang, siêu âm nhằm mục đích loại trừ cơn đau là do các bệnh lý khác như rách sụn chêm hoặc tổn thương dây chằng.

7. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp không còn là vấn đề của tuổi già mà hiện nay đã dần trẻ hóa. Nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, khó chịu. Lý do vì lúc này sụn khớp đã bị bào mòn không còn khả năng che chở, bảo vệ khiến các đầu xương cọ xát vào nhau khi di chuyển.

Với người trẻ, nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp thường bắt nguồn từ các dị dạng bẩm sinh, biến dạng sau chấn thương, tăng cân quá mức, lười vận động … Bên cạnh đó, những đối tượng mắc bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.

8. Thừa cân, béo phì

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu gối ở người trẻ. Lý do bởi phần trọng lượng dư thừa sẽ làm gia tăng gánh nặng cho khớp gối, khiến khớp này rơi vào tình trạng đau mỏi thường xuyên.

Bình thường, cứ mỗi bước đi khớp gối sẽ gánh một lực gấp rưỡi trọng lượng cơ thể, lực này tăng lên gấp 5 lần khi bạn thực hiện thao tác chạy. Về lâu dài, việc duy trì cân nặng “quá khổ” sẽ gây áp lực khiến mô sụn bị tổn thương, từ đó làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp ở người trẻ.

9. Lối sống và dinh dưỡng kém lành mạnh

Đau đầu gối ở người trẻ

Câu nói “thanh niên uống trà, người già tập thể dục” dường như phản ánh chính xác tình trạng lười vận động của lớp trẻ hiện nay. Cùng với đó, nhiều người trẻ vẫn thường hay chủ quan hoặc do bận rộn nên đã chọn cách ăn uống qua loa khiến cơ thể bị thiếu chất nghiêm trọng.

Lười vận động, ăn uống kém lành mạnh, thức khuya, dùng rượu bia, thuốc lá nhìn chung là những thói quen xấu ảnh hưởng đến xương khớp. Nếu không sớm thay đổi lối sống, hệ xương sớm sớm muộn cũng bị suy yếu và gây tình trạng đau mỏi gối khi vận động.

Cách khắc phục tình trạng đau đầu gối ở người trẻ

Trên thực tế, hiện tượng đau đầu gối ở người trẻ nếu bắt nguồn từ việc chấn thương hay do lối sống thiếu lành mạnh thường không quá nghiêm trọng. Ngoài việc dùng thuốc giảm đau, người bệnh có thể cải thiện tình trạng của mình bằng cách áp dụng một vài biện pháp tại nhà.

Tuy nhiên, trong tình huống nếu nghi ngờ cơn đau có liên quan đến một bệnh lý nào đó, bạn nên lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra và nhận kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Càng chậm trễ, bệnh sẽ chuyển hướng xấu ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt.

Dưới đây là những gợi ý về cách khắc phục chứng đau đầu gối ở người trẻ:

1. Tập thể dục điều độ và phù hợp

Nhiều ý kiến cho rằng, người bị đau đầu gối không nên tập luyện thể dục sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm, bởi lẽ đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đều đưa ra kết luận việc tập thể dục với cường độ hợp lý không những nâng cao sức khỏe mà còn giúp củng cố các cơ xung quanh đầu gối, giảm triệu chứng đau nhức đáng kể.

Theo đó, người bệnh nên lựa chọn dạng bài tập phù hợp với thể trạng của mình. Trước khi tập nên dành ít phút để khởi động nhằm giúp cho khớp gối giãn ra tránh tình trạng co cứng hay chuột rút có thể xảy ra.

Nếu nhận thấy đầu gối có biểu hiện đau nhức, tê mỏi trong lúc tập, bạn nên ngừng lại ngay. Hơn nữa, bạn cũng cần chú ý tránh những bài tập đòi hỏi phải gập gối quá 90 độ hoặc xoay vặn khớp quá mức.

2. Áp dụng phương pháp RICE

Đau đầu gối ở người trẻ

Để khắc phục chứng đau đầu gối ở người trẻ, bạn có thể thử qua phương pháp RICE bao gồm 4 bước chính như sau:

Rest – Nghỉ ngơi: Thời gian đầu, người bệnh cần dành thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế việc đi lại càng ít càng tốt. Nếu buộc phải di chuyển nhiều, bạn có thể dùng gậy chống đỡ bớt một phần trọng lượng cơ thể hoặc nhờ sự hỗ trợ của người thân.

Ice – Chườm đá: Đây được xem là giải pháp đơn giản nhưng hữu ích trong trường hợp đau nhức gối có kèm theo biểu hiện sưng, nóng. Lý do vì nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch máu, giảm lưu lượng tuần hoàn đến khớp gối từ đó mà triệu chứng viêm sẽ biến mất nhanh chóng. Việc chườm đá nên được thực hiện tầm 3 – 5 lần/ngày mỗi lần khoảng 20 phút. Sau mỗi lần chườm, nên có thời gian nghỉ khoảng 90 phút trước khi tiếp tục.

Compression – Nén, ép: Bạn có thể cố định phần đầu gối bị đau với gạc, tuy nhiên tránh băng bó quá chặt sẽ khiến máu không lưu thông tốt dẫn đến khó cử động khớp gối.

Elevation – Nâng cao: Khi nghỉ ngơi, hãy cố gắng nâng phần đàu gối lên cao hơn để tăng cường lưu thông máu. Muốn vậy, bạn có thể dùng gối kê hoặc sử dụng những vật dụng hỗ trợ khác như ghế.

3. Duy trì cân nặng hợp lý

Song song với việc tập luyện, người bệnh nhất là những đối tượng thừa cân, béo phì nên đề ra kế hoạch giảm cân nhằm tránh sự gia tăng áp lực lên khớp gối. Muốn vậy, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không được nhịn ăn hoặc kiêng khem quá mức dễ khiến cơ thể bị suy nhược, thiếu chất làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

4. Châm cứu

Đau đầu gối ở người trẻ

Thuật châm cứu đã có từ cách đây hàng nghìn năm và hiện vẫn là một trong những phương pháp điều trị được ứng dụng rộng rãi kể cả trong Y học hiện đại.

Nhiều bằng chứng cho thấy, việc châm cứu kích thích cơ thể sản sinh ra endorphin – một hoạt chất giảm đau tự nhiên giúp xoa dịu cơ đau gối tức thì. Châm cứu được xem là biện pháp điều trị an toàn, ít rủi ro người bệnh có thể kết hợp thêm với các liệu pháp khác như xoa bóp, bấm huyệt để tăng thêm tác dụng.

Mong rằng, qua bài đọc trên, bạn đã hiểu được nguyên nhân gây nên hiện tượng đau khớp gối ở người trẻ, cùng những cách khắc phục hữu hiệu.

Đau đầu gối ở người trẻ

Nguồn tham khảo: https://flexsa.vn/dau-dau-goi-o-nguoi-tre