Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Cách điều trị viêm đa khớp

Nhiều người thắc mắc không biết bệnh viêm đa khớp dạng thấp có nguy hiểm hay không? Bởi lẽ cho đến nay, tình trạng này vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm và người bệnh thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau nhức dai dẳng ở các khớp làm cản trở công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày.Thêm vào đó, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ chuyển biến xấu và để lại nhiều hậu quả nặng nề tới sức khỏe. Chính vì thế, việc hiểu rõ hơn về viêm đa khớp sẽ giúp người bệnh có thể tự thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt theo hướng tích cực nhằm tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng do bệnh gây ra.

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Bệnh gây ra biến chứng gì?

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không

Về mặt lý thuyết, viêm đa khớp là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng viêm, sưng đau nhiều khớp một lúc. Thông thường, khi có từ 5 khớp bị viêm, đau thì người bệnh sẽ được chẩn đoán mắc chứng viêm đa khớp. Trên thực tế, tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không giới hạn độ tuổi, giới tính. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau đưa đến bệnh lý này, vì thế triệu chứng trên mỗi cá nhân cũng sẽ thay đổi nhưng nhìn chung người bệnh thường cảm thấy đau buốt tại các khớp (do sụn lúc này đã bị bào mòn), cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng sớm khi vừa thức dậy hoặc sưng, nóng ở khu vực bị ảnh hưởng. Viêm đa khớp có thể biểu hiện ở dạng cấp tính hoặc trở thành mãn tính trong trường hợp bệnh chuyển biến xấu và kéo dài hơn 6 tuần.Quay lại thắc mắc đầu bài bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Bởi lẽ, cơn đau do viêm khớp không những gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (khiến người bệnh bị giảm năng suất lao động, rối loạn giấc ngủ, tăng cân, vôi hóa sụn khớp …) mà còn để lại biến chứng trên nhiều cơ quan, bộ phận của cơ thể nếu người bệnh không được chăm sóc, điều trị tốt. Cụ thể như bệnh có thể làm xuất hiện các sẹo ở phổi khiến bệnh nhân gặp các triệu chứng như khó thở khoặc xuất hiện cơn ho mãn tính.Ngoài ra, bệnh còn có thể ảnh hưởng đến màng ngoài tim khiến tổ chức này bị viêm, dẫn đến cơn đau ngực. Nhiều khả năng người bệnh còn gặp phải cơn đau tim hoặc đột quỵ. Bệnh cũng gây biến chứng trên nhiều nơi khác của cơ thể như mắt (khô mắt, viêm kết mạc), da (phát ban, dồn mô dưới da). Hơn nữa, nếu để lâu mà không chữa trị các khớp sẽ teo dần rồi biến dạng, lúc này người bệnh mất dần khả năng vận động và hệ lụy sau cùng là tàn phế vĩnh viễn.

Cách điều trị viêm đa khớp

Với tình trạng viêm đa khớp, việc xác định rõ nguyên nhân là chìa khóa để đưa ra phương án điều trị thích hợp từ đó làm giảm bớt triệu chứng, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Vậy nên, nếu có dấu hiệu viêm, đau ở các khớp bạn cần mau chóng đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp chẩn đoán loại trừ bao gồm xét nghiệm, chụp X – quang hoặc siêu âm khớp.Như đã đề cập ở đầu bài, bệnh viêm đa khớp hoàn toàn chưa thể điều trị dứt điểm. Do đó, dựa trên kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ chỉ định một số biện pháp nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh, chẳng hạn như:

1. Dùng thuốc điều trị viêm đa khớp

Sưng, đau, cứng khớp là những biểu hiện phổ biến của người bệnh viêm đa khớp. Dựa trên các triệu chứng này, bác sĩ có thể kê đơn cho dùng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol (hay acetaminophen) là thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng trong trường hợp viêm khớp ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu cơn đau ngày một nặng hơn hoặc người bệnh bị sưng, cứng khớp thì lúc này thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) lại cho tác dụng tốt hơn. Tuy nhiên, NSAIDs có thể gây một vài tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, tim mạch. Do đó, khi sử dụng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Corticosteroids: Đây được xem là nhóm thuốc cho tác động kháng viêm mạnh mẽ dùng được dưới dạng viên uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp. Corticosteroids đặc biệt có hiệu quả nếu viêm đa khớp là do hậu quả của bệnh tự miễn. Nhóm thuốc này cũng có nhiều mặt hạn chế nên chỉ dùng để cải thiện vấn đề ngắn hạn và cần giảm liều dần để tránh tác dụng phụ.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (Disease Modifying Anti Rheumatic Drug – DMARD): thuốc có tác dụng ức chế tình trạng viêm, ngăn quá trình thoái hóa sụn khớp tiến triển. Vì nhóm thuốc này cũng có nhiều độc tính, nên người bệnh khi sử dụng phải cẩn trọng và phải theo dõi máu, huyết áp, nước tiểu, mắt thường xuyên.
  • Thuốc ức chế TNF: TNF – alpha được cho là tác nhân gây ra tình trạng viêm ở các bệnh lý mãn tính. Như tên gọi, nhóm thuốc ức chế TNF có tác dụng chống lại thành phần gây viêm, từ đó cải thiện các triệu chứng sưng, đau tại ổ khớp. Nhóm thuốc này chỉ được dùng nếu DMARD tỏ ra không hiệu quả hoặc bệnh tiến triển nặng hơn.

Nhiều trường hợp, người bệnh có thể được khuyến cáo bổ sung thêm glucosamine sulfate nhằm cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị viêm đa khớp.

2. Biện pháp điều trị tại nhà

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không

Lời giải cho thắc mắc bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào cách người bệnh tự chăm sóc bản thân mình. Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân còn có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng và giảm đau tại nhà, chẳng hạn như:

  • Chườm nóng: Phương pháp này dựa trên tác dụng của nhiệt độ để cải thiện tuần hoàn máu, cung cấp dinh dưỡng cho vùng bị tổn thương, đồng thời làm giảm tình trạng sưng viêm nhanh chóng. Để thực hiện, bạn có thể dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt thật kỹ rồi đắp lên vị trí bị viêm. Đơn giản hơn nữa, bạn có thể ngâm bồn hoặc tắm dưới vòi sen ấm.
  • Xoa bóp: Đây được xem là cách hỗ trợ điều trị viêm đa khớp khá hữu ích. Bởi lẽ, nó giúp giảm đau và giải quyết được vấn đề viêm khớp vào buổi sáng. Lý giải cho lợi ích này, các chuyên gia cho biết động tác xoa bóp giúp máu lưu thông tốt, đồng thời kích thích cơ thể sản sinh ra beta – endorphin (một dạng morphin nội sinh) có khả năng xua tan căng thẳng và đau nhức. Bạn có thể dùng tay để xoa, vuốt tại vị trí đau hoặc tìm đến những cơ sở xoa bóp bấm huyệt đã được Bộ Y tế Việt Nam công nhận.

3. Thay đổi lối sống

Để cải thiện sức khỏe, bạn nên từ bỏ các thói quen xấu như dùng rượu, bia, hút thuốc lá. Thay vào đó, nên chú trọng đến việc duy trì cân nặng lý tưởng để tránh tăng thêm áp lực cho khớp bằng cách thiết lập một chế độ ăn uống khoa học.Theo các chuyên gia, người bệnh viêm khớp nên lựa chọn những loại thực phẩm vừa có khả năng chống viêm, tăng cường sức khỏe xương khớp, vừa giúp nâng cao hệ miễn dịch. Một số gợi ý cho bạn như: cá béo, đậu nành, dầu thực vật, quả anh đào, bông cải xanh, trái cây có múi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu …

4. Tập thể dục

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không

Nghe có vẻ hơi vô lý vì bệnh viêm đa khớp gây hạn chế vận động, tuy nhiên đây lại là lời khuyên đúng đắn cho những ai đang mắc phải tình trạng này đấy.Nghiên cứu cho thấy, việc vận động theo kế hoạch sẽ giúp bệnh nhân viêm khớp cải thiện được triệu chứng. Trên thực tế, việc luyện tập sẽ gây đau đớn trong thời gian đầu, thế nhưng, cảm giác này sẽ dần biến mất khi người bệnh đã quen với nhịp độ tập luyện.Lời khuyên là bạn nên luyện tập với cường độ nhẹ lúc đầu và phải đảm bảo các bài tập lựa chọn phù hợp với thể trạng của mình. Nếu không an tâm, bạn có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.Để tránh những rủi ro không lường trước, bạn nên khởi động kỹ trước khi tập. Bên cạnh đó, nếu thấy có dấu hiệu khớp đau nhức, tê mỏi thì nên ngừng lại ngay.Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có lời giải cho thắc mắc bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không. Vì đây là bệnh lý mãn tính nên bạn cần kiên trì tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ đồng thời kết hợp với việc thay đổi lối sống để việc điều trị trở nên thuận lợi hơn.

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không

Nguồn tham khảo: https://flexsa.vn/benh-viem-da-khop-nguy-hiem-khong-va-cach-dieu-tri