Bệnh khô khớp là gì? Làm sao để điều trị bệnh khô khớp

Khô khớp là bệnh lý xương khớp khá phổ biến thường gặp nhất ở lứa tuổi trung niên và người già. Thế nhưng, thời gian gần đây tình trạng này đã xuất hiện và có xu hướng gia tăng ở lớp trẻ, đặc biệt là những người làm việc văn phòng, có lối sống tĩnh tại.Theo đó, nếu không kịp thời phát hiện và có biện pháp can thiệp đúng đắn, bệnh sẽ chuyển biến theo hướng tiêu cực và gây nên một loạt những hệ lụy làm cản trở sinh hoạt thường nhật. Hơn nữa, khô khớp cũng được xem là một trong những nguyên nhân đưa đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như thoái hóa khớp, viêm khớp …Để những vấn đề trên không xảy ra, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật cho mình những kiến thức cần thiết về chứng bệnh này.

Giải đáp bệnh khô khớp là gì?

Hẳn không ít người khi vận động nghe thấy tiếng kêu lạo xạo phát ra từ ổ khớp. Hiện tượng này là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp phải chứng khô khớp đấy. Lý giải cho những “thanh âm” lạ đó, các chuyên gia cho biết sự giảm bài tiết dịch ổ khớp khiến cho các khớp xương không hoạt động trơn tru, hai đầu xương cọ xát vào nhau tạo nên những tiếng kêu lục đục, lạo xạo.Mặt khác, tình trạng dịch khớp tiết ra quá ít hoặc ngừng tiết cũng dễ làm cho sụn khớp bị tổn thương, bào mòn. Lâu dầu, bộ phận này sẽ trở nên thô ráp, sần sùi, rạn nứt. Nặng hơn nữa, người bệnh còn có nguy cơ tàn phế do khớp bị cứng, các khe khớp ngày càng hẹp dẫn đến lệch trục khớp.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh khô khớp

Trên thực tế, khô khớp khá dễ gặp ở các vị trí như đầu gối, vai, háng … với những biểu hiện sau đây:

  • Xuất hiện những cơn đau nhẹ khi vận động trong giai đoạn khởi phát. Cơn đau về sau càng trở nặng với tần suất dày đặc hơn khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc sinh hoạt, di chuyển, thậm chí kể cả lúc ngủ
  • Như đã đề cập, tiếng kêu lạo xạo phát ra mỗi khi bệnh nhân thực hiện thao tác co, duỗi, gập hay cử động khớp nói chung là biểu hiện rất điển hình của bệnh lý này
  • Xung quanh khu vực bị ảnh hưởng có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau. Quan sát, một vài trường hợp bệnh có thể dẫn đến những cơn sốt nhẹ do viêm, chân tay mệt mỏi, uể oải
  • Người bệnh khô khớp cũng thường kèm theo triệu chứng cứng khớp, nhất là vào thời điểm sáng sớm khi mới ngủ dậy

Truy tìm nguyên nhân gây ra bệnh khô khớp

Theo các chuyên gia, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này bao gồm: tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch khớp.

1. Tổn thương sụn khớp

Xét về mặt giải phẫu, khớp có cấu tạo gồm dây chằng, cơ, gân là ba yếu tố đảm bảo khớp vận động hiệu quả; phần bao khớp làm nhiệm vụ tiết dịch nhầy bôi trơn khớp, dịch này vừa đảm nhiệm chức năng cung cấp dinh dưỡng, vừa giúp khớp hoạt động nhịp nhàng; sau cùng là tổ chức sụn đóng vai trò hạn chế sự cọ xát, bảo vệ hai đầu xương.Các tế bào sụn hoàn toàn không có khả năng tự tái tạo sau tuổi trưởng thành. Vì vậy mà theo thời gian, sụn rất dễ bị bào mòn. Khi không còn lớp sụn bảo vệ, phần đầu xương sẽ cọ xát vào nhau gây bệnh khô khớp

2. Tổn thương xương dưới sụn

Bệnh khô khớp

Đúng như tên gọi, xương dưới sụn là phần nằm ngay phía dưới sụn khớp có vai trò hỗ trợ sụn trong việc chống sốc, điều chỉnh áp lực trong khoang để khớp vận động bình thường. Ngoài ra, nó còn làm nhiệm vụ cung cấp một phần dinh dưỡng cho lớp sụn liền kề.Trong trường hợp xương dưới sụn bị tổn thương, lớp sụn sẽ mất đi điểm tựa chịu lực và nguồn cung cấp dinh dưỡng, từ đó dẫn đến sụn hư hại nhanh hơn.

3. Giảm tiết dịch khớp

Sự giảm tiết dịch khớp cũng có liên quan đến vấn đề lão hóa. Đến tuổi trung niên, người ta nhận thấy khả năng sản sinh ra dịch khớp của cơ thể bị suy giảm rõ rệt. Lượng dịch khớp suy giảm không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động của ổ khớp nên dẫn tới tình trạng khô khớp xảy ra.

4. Một số nguyên nhân khác

Bệnh khô khớp

Ngoài 3 lý do chính, bệnh khô khớp còn có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:

  • Vận động sai tư tế, chẳng hạn như ngồi xổm, bắt chéo chân, bê vác vật nặng thường xuyên khiến quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn
  • Thói quen lười vận động, xem nhẹ vai trò của việc tập luyện thể thao cũng làm cho cấu trúc xương khớp yếu đi, chức năng sản sinh dịch khớp cũng không còn linh hoạt
  • Chế độ ăn nghèo nàn đẩy cơ thể vào trạng thái thiếu hụt dinh dưỡng. Hệ quả là sụn khớp không được nuôi dưỡng đầy đủ, quá trình tiết dịch khớp cũng giảm dần
  • Việc thừa cân, béo phì có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sụn khớp. Theo đó, nếu chẳng may tăng cân thì khớp gối buộc phải gánh thêm gấp 3 lần số kg tăng thêm
  • Chấn thương vùng xương khớp sẽ làm cho bề mặt sụn mất đi độ trơn nhẵn vốn có

5 nguyên nhân vừa nêu cũng là những tác nhân chính góp phần gây tổn hại cho sụn khớp, dẫn đến bệnh khô khớp ở người trẻ tuổi ngày nay. Cách điều trị bệnh khô khớpTùy thuộc vào nguyên nhân cũng như diễn tiến của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương án điều trị thích hợp nhất.

1. Dùng thuốc trị khô khớp

Để giải quyết triệu chứng đau, thường bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một vài loại thuốc giảm đau, kháng viêm phổ biến. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân khô khớp có thể được kê đơn cho dùng thuốc chống thoái hóa khớp, thuốc collagen type 2, glucosamine sulfate, acid hyaluronic, chondroitin … để chống lại quá trình thoái hóa và giúp tổn thương mau phục hồi.Về phần thuốc giảm đau, kháng viêm, trong quá trình sử dụng bạn cần chú ý một vài tác dụng phụ trên dạ dày, chức năng gan, thận, tim mạch. Nếu thấy có dấu hiệu bất ổn xảy ra, cần thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp giải quyết kịp thời.

2. Tiêm thuốc

Bệnh khô khớp

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh khô khớp nay còn có thể được áp dụng liệu pháp tiêm thẳng acid hyaluronic vào nội khớp. Thành phần này có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát, chống xóc đồng thời giúp khớp vận động linh hoạt hơn. Tuy mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, nhưng biện pháp này cũng chỉ kéo dài tầm 6 tháng đến 1 năm. Đáng lưu ý hơn, cách tiêm acid hyaluronic bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu tự ý thực hiện, người bệnh sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng, dính khớp, thậm chí là liệt toàn thân.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật là sự lựa chọn khi mà bệnh khô khớp đã diễn tiến nặng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại, vận động. Mặc dù vậy, phương pháp này cũng khá tốn kém, cũng như có thể để lại một số rủi ro trong quá trình phẫu thuật.

4. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp dùng để hỗ trợ điều trị chứng khô khớp. Theo đó, thông qua một số bài tập thích hợp người bệnh có thể nhanh chóng cải thiện cơn đau, đồng thời tăng cường khả năng vận động các khớp, từ đó việc sinh hoạt hằng ngày sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên tình trạng bệnh của từng người mà đề ra phương pháp vật lý trị liệu thích hợp.Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh khô khớp, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị. Mọi người nên đề ra chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện thích hợp để phòng tránh vấn đề này cũng những bệnh lý khác liên quan đến khớp.

bệnh khô khớp

Nguồn tham khảo: https://flexsa.vn/benh-kho-khop-la-gi-lam-sao-dieu-tri-benh