Bệnh khô khớp có nguy hiểm không? Điều trị bệnh khô khớp như thế nào?

Khô khớp là hiện tượng các khớp khi vận động thường phát ra tiếng động lục cục hoặc lạo xạo. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.Vậy bệnh khô khớp gây nguy hiểm như thế nào và điều trị bệnh ra sao, mời bạn theo dõi qua bài viết bên dưới.

Bệnh khô khớp có nguy hiểm không?

Khớp là bộ phận kết nối vật lý giữa các xương trong cơ thể lại với nhau, giúp xương vận động dễ và không đau khi di chuyển. Cấu tạo của khớp bao gồm xương, sụn, cơ, dây chằng và gân. Trong đó, sụn được xem là lớp đệm bảo vệ và che chắn cho các khớp xương không bị va vào nhau vì bên trong sụn có các chất dịch khớp, lớp dịch nhầy chiếm khoảng 80% diện tích sụn, đóng nhiều vai trò quan trọng như:

  • Giảm ma sát, bôi trơn
  • Cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho sụn và các thành phần khác của khớp
  • Bài tiết CO2 và chất thải của sụn vào máu

Khô khớp là hiện tượng các chất dịch khớp bị thiếu hụt, làm độ dày của sụn bị giảm đi và tăng độ ma sát giữa các xương, gây ra tình trạng các khớp phát ra tiếng lạo xạo, lục cục khi vận động. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến viêm khớp, thoái hóa khớp và mất dần khả năng vận động.

cách chữa khô khớp

Cách chữa bệnh khô khớp

Có nhiều nguyên nhân gây khô khớp như

  • Giảm tiết dịch khớp do lão hóa
  • Tổn thương sụn khớp hoặc xương dưới sụn do chấn thương, béo phì
  • Các bệnh lý nền như viêm khớp, xơ khớp
  • Viêm bao hoạt dịch

Phương pháp điều trị khô khớp thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây dẫn đến tình trạng này.

1. Sử dụng thuốc chữa khô khớp

cách chữa khô khớp

Một số loại thuốc giúp chữa bệnh khô khớp là

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Đây là những loại thuốc không kê toa thường được sử dụng để giảm viêm, đối với các trường hợp khô khớp nhẹ. NSAIDs bao gồm aspirin, ibuprofen hoặc naproxen sodium. Những loại thuốc chống viêm thường được bán sẵn ở các nhà thuốc ở dạng bôi lên da.

Steroid

Trong những thuốc kê toa steroid thường có chứa corticosteroid, giúp giảm viêm và sưng nên thường được sử dụng để điều trị tình trạng khô khớp, giảm đau.Bên cạnh phương pháp tiêm corticosteroid thì cũng có thể thay thế bằng cách tiêm axit hyaluronic nhằm cung cấp axit hyaluronic. Đây là một thành phần của dịch khớp, giúp bôi trơn khớp, giảm ma sát, giảm xóc nhằm hỗ trợ khớp vận động bình thường.Tuy nhiên, khi tiêm các loại thuốc trị khô khớp này thường gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Một số trường hợp thì thuốc chỉ có tác dụng giảm đau trong thời gian ngắn còn về lâu dài thì không hiệu quả.

2. Áp dụng vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp bạn phục hồi các sụn khớp bị tổn thương, giảm đau tại các vùng khớp bị khô. Tuy nhiên, để tránh tình trạng bệnh khô khớp thêm nghiêm trọng, các bài tập nên được bác sĩ hướng dẫn trước khi áp dụng vì tùy theo mức độ nặng nhẹ của chứng khô khớp sẽ có những bài vật lý trị liệu khác nhau. Bên cạnh các bài tập vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn duy trì mức cân nặng hợp lý vì béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây là các bệnh lý về khớp.

3. Phẫu thuật

Đối với tình trạng viêm hoạt dịch gây khô khớp, phương pháp phẫu thuật thường được lựa chọn để dẫn lưu đến các vùng bị viêm hoặc nguy hiểm hơn là phải cắt bỏ vùng bị ảnh hưởng.Đối với các tình trạng viêm khớp gây khô khớp, phẫu thuật thường được dùng để thay các khớp cần thiết khi các phương pháp thay đổi lối sống hay vật lý trị liệu không thành công.

4. Chăm sóc tại nhà

cách chữa khô khớp

Các phương pháp chăm sóc tại nhà hoặc thay đổi lối sống cũng thường được sử dụng để giảm đau cho tình trạng khô khớp như:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động
  • Chườm đá để giảm sưng khi các triệu chứng xảy ra (như tiếng lọc cọc của xương khớp, tình trạng sưng, nóng, đỏ ở các khớp)
  • Chườm nóng khô hoặc ẩm như chườm nóng hoặc tắm nước ấm
  • Đệm các khớp tay hoặc khớp gối bằng cách đặt một chiếc gối nhỏ kê lên để giảm áp lực cho khớp nếu nằm nghiêng.

Bên cạnh các phương pháp vật lý, bạn cũng nên bổ sung các chất dinh dưỡng để giúp quá trình điều trị và hồi phục được nhanh chóng hơn.

  • Bổ sung dầu cá: Dầu cá có chứa Omega 3 và vitamin D, những dưỡng chất hỗ trợ kháng viêm.
  • Glucosamine sulfate: Hợp chất này giúp tăng khả năng sản xuất chất nhầy của dịch khớp, làm giảm triệu chứng khô khớp gây ra.
  • Các sản phẩm từ sữa: Hàm lượng canxi cao trong sữa rất có lợi trong việc bổ sung canxi cho người bị khô khớp.

Lưu ý khi điều trị bệnh khô khớp

Một vài lưu ý khi điều trị bệnh khô khớp cần chú ý như:

  • Nếu tình trạng đau và khô không thuyên giảm sau khi thoa thuốc giảm đau từ 5 đến 7 ngày thì nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cho tình trạng bệnh.
  • Nếu như tình trạng khô khớp do tuổi già gây ra thì cũng nên tư vấn bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của những tình trạng bệnh khác.
  • Không nên tự ý chữa trị tại nhà nếu như đột ngột xảy ra các trường hợp đau khớp như: Sưng nhanh, biến dạng khớp, không có khả năng di chuyển...
cách chữa khô khớp

Nguồn tham khảo: https://flexsa.vn/benh-kho-khop-co-nguy-hiem-khong-dieu-tri-benh-the-nao